Làm gì để trở thành một giáo viên?

Giáo viên giảng dạy học sinh tiểu học, trung học với các môn như toán, ngôn ngữ, tin học, tiếng anh, âm nhạc, thể thao. Giáo viên tiểu học thông thường làm chủ nhiệm lớp học 20 học sinh, giáo viên trung học dạy học sinh theo tiết học của từng môn học. Nghề giáo viên được xã hội coi trọng bởi những thầy cô giáo đem kiến thức của mình truyền đạt cho học sinh.

Giáo viên tiểu học. Ảnh teachin.co.uk

*Nhiệm vụ và trách nhiệm của giáo viên

Công việc thường nhật của giáo viên:

-Nắm bắt quy trình giảng dạy, công tác tổ chức lớp học

-Giảng dạy trên lớp

-Dẫn dắt thảo luận

-Đánh giá học sinh

-Tổ chức thi kiểm tra

-Làm việc nhóm

-Gặp gỡ phụ huynh học sinh

Tùy vào môn học và cấp lớp, giáo viên sẽ đưa ra kế hoạch giảng dạy, ôn tập, thực hành, thi kiểm tra,… Thành tích giáo viên sẽ được đánh giá thông qua các kỳ sát hạch định kỳ và chất lượng học sinh mà họ hướng dẫn. Những đánh giá này sẽ được lưu lại để xếp năng lực của bạn.

Giáo viên cần nâng cao nghiệp vụ sư phạm để làm tốt công tác giảng dạy vừa hoàn thành nhiệm vụ giúp đỡ học sinh yếu kém hoàn thành chương trình học và thành tích lớp học cũng phải đạt chuẩn nhà trường đề ra. Ngoài ra giáo viên thường xuyên trao đổi vấn đề học tập, tìm hiểu tâm lý học sinh thông qua phụ huynh và hướng dẫn phụ huynh một vài biện pháp giúp con họ hoàn thành bài tập về nhà.

*Giáo dục, Đào tạo và Chứng nhận

Giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm hệ cao đẳng, đại học hoặc nếu tốt nghiệp chuyên ngành ngoài sư phạm bạn muốn đi dạy thì phải học khóa ngắn hạn lấy chứng chỉ sư phạm. Tùy vào tiêu chuẩn tuyển dụng các cơ sở giáo dục sẽ tổ chức thi tuyển giáo viên và nếu bạn cảm thấy mình đủ năng lực, yêu thích ngôi trường nào đó, hãy nộp cv và tìm hiểu một chút về qui trình thi tuyển.

*Kỹ năng và năng lực cần có của giáo viên

Giáo viên thành công không chỉ tạo ra những học sinh xuất sắc mà còn là người đồng hành cùng học sinh, phụ huynh ở ngoài không gian lớp học.

-Giao tiếp bằng lời nói: Giáo viên truyền tải thông tin với học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh. Khi trình bày bài học cho học sinh, giáo viên tạo ra sự vui vẻ, ân cần, lý thú sẽ khiến học sinh dễ tiếp thu bài và gắn bó với giáo viên.

-Lắng nghe: Giao tiếp là con đường hai chiều và để đánh giá học sinh một cách hiệu quả, giáo viên cần có khả năng hiểu làm thế nào và tại sao học sinh có thể gặp khó khăn.

-Kiên nhẫn: Khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh khác nhau, vì vậy giáo viên cần có đức tính kiên để giúp các em hiểu bài.

-Tư duy phê phán: Tự bản thân giáo viên cần học cách đánh giá năng lực bản thân, xem xét cách truyền đạt kiến thức, qui trình giảng dạy, cách tiếp cận từng học sinh có phù hợp chưa? Mình dạy như vậy liệu có giúp các em học tốt hay không? Và tìm cách khắc phục nhược điểm sẽ giúp bạn tiến bộ.

-Đam mê học tập: Kiến thức là vô tận, vì vậy mỗi giáo viên phải có tinh thần tự học tập, tự nghiên cứu khoa học và chính điều này sẽ “truyền ngọn lửa” đam mê đến học sinh

*Triển vọng việc làm nghề giáo viên

Nhu cầu giáo viên được dự đoán sẽ tăng 8% cho đến năm 2026. Điều này mở ra cơ hội tốt cho nhiều nhiều bạn trẻ đam mê nghề nhà giáo.

Một vài yếu tố cạnh tranh khi tìm các công việc trong ngành nhà giáo phụ thuộc vào chất lượng cơ sở giáo dục; khu vực đô thị sẽ khó xin việc hơn khu vực nông thôn; giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp dễ tìm việc hơn giáo viên mới tốt nghiệp; giáo viên chuyên ngành toán, tin học, khoa học ứng dụng có nhu cầu tuyển dụng nhiều hơn giáo viên dạy tiếng Anh, môn học xã hội… Vì vậy bạn cần chuẩn bị tâm lý và một vài kỹ năng cơ bản để tìm được công việc như ý.