Ngành nghề Kỹ Sư là gì?

Sự phát triển của quốc gia và toàn cầu luôn gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật như cơ khí, địa chất, xây dựng, hạt nhân, hàng hải,… Ngày nay nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ở nước ngày càng nhiều trước xu thế hội nhập và phát triển của đất nước. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu một vài ngành kỹ thuật tiêu biểu.

Tìm hiểu ngành nghề kỹ sư

Những chuyên ngành kỹ thuật tiêu biểu

-Kỹ sư xây dựng: Làm công việc khảo sát thực địa công trình, tính toán khối lượng công việc, lên kế hoạch thi công, tổ chức giám sát- quản lý toàn bộ công trường, nghiệm thu từng hạng mục thi công,…

– Kỹ sư cơ khí : Thiết kế, gia công, sản xuất, bảo trì linh kiện vả thiết bị cơ khí. Họ còn vận hành nhà xưởng lắp ráp linh kiện điển tử, nhà máy thủy điện, các cơ sở sản xuất công nghiệp.

– Kỹ sư điện: Chuyên về sản xuất điện năng, phân phối, vận hành, bảo trì, hướng dẫn người tiêu dùng điện,… Công việc cụ thể của kỹ sư điện là thiết kế máy phát điện, hệ thống điện trên ô tô, máy bay, tàu biển; phụ trách đường dây tải điện;tổ chức thi công, bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện nhà máy, tòa nhà văn phòng,…

– Kỹ sư hàng không vũ trụ làm việc trong kỹ thuật hàng không và tàu vũ trụ. Họ thiết kế, phân tích, xây dựng, phát triển, thử nghiệm và sản xuất máy bay thương mại và quân sự, tên lửa và tàu vũ trụ

– Kỹ sư nông nghiệp: Thiết kế, phát triển nông cụ, máy móc nông nghiệp, và các thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa nông nghiệp. Kỹ sư thủy lợi, giải quyết vấn đề đập thủy lợi, cấp thoát nước. Kỹ sư nông nghiệp làm dịch vụ phụ trách bán sản phẩm, tư vấn các mặt hàng phân, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cho người trồng trọt; sửa chữa và lắp đặt máy móc nông nghiệp.

– Kỹ sư máy tính: Chuyên thiết kế, bảo trì, phát triển phần cứng máy tính; xây dựng và quản trị hệ thống mạng; thiết kế, phát triển và sản xuất phần mềm.
– Kỹ sư môi trường: Phụ trách vấn đề liên quan đến nước, đất, không khí, chất rắn. Họ sử dụng kiến thức nghiên cứu về tầng khí quyển, độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất rồi tìm cách khắc phục những thảm họa môi trường và đưa ra cảnh báo định kỳ.

– Kỹ sư điện tử: Họ nghiên cứu các thiết bị điện tử, mạch tích hợp và bộ vi xử lý. Họ thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, bảo trì và giám sát việc sản xuất các thiết bị điện tử.

– Kỹ sư hàng hải: Triển khai công tác nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì các loại tàu biển như tàu chở hàng, tàu chở dầu, tàu chở khách, du thuyền tư nhân, tàu cứu hộ,.. Kỹ sư hàng hải còn làm việc lắp đặt, vận hành hệ thống cầu cảng, bến tàu, thiết bị bốc dỡ hàng hóa ở cảng biển, bến tàu,…

– Kỹ sư luyện kim: Nghiên cứu công nghệ, quản lý, tư vấn, thiết kế,…chuyên ngành luyện kim. Theo dõi quy trình pha trộn hợp chất kim loại, đúc thành phẩm, thiết kế máy móc để luyện kim,…

– Kỹ sư địa chất: Họ thường làm công việc tìm kiếm các mỏ khoáng sản vàng, bạc, đá quý, đồng, nhôm, đất hiếm, than đá,…Họ đánh giá trữ lượng mỏ, độ sâu, hàm lượng khoáng chất, kết cấu địa chất thực địa,… Lên kế hoạch, tính toán khối lượng thi công, chi phí hoạch toán để khai thác hầm mỏ. Ngoài ra kỹ sư địa chất còn chịu trách nhiệm quản lý công việc, quản lý an toàn lao động, giám sát hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản về điểm tập kết.

– Kỹ sư hạt nhân: Tiến hành nghiên cứu về năng lượng hạt nhân và bức xạ. Họ thiết kế, phát triển màn hình và vận hành các nhà máy điện hạt nhân dùng để sản xuất điện. Họ có thể làm việc theo chu trình nhiên liệu hạt nhân, – sản xuất, xử lý và sử dụng nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải an toàn được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân – hoặc trên năng lượng nhiệt hạch. Các kỹ sư hạt nhân chuyên phát triển vật liệu phóng xạ trong công nghiệp và y tế.

Cơ hội việc làm

– Kỹ thuật Xây dựng: Làm việc trong những tập đoàn xây dựng nhà nước, tư nhân với số lượng công trình nhà cao tầng, đường cao tốc, cầu cảng, khu du lịch,…

– Kỹ thuật môi trường: Kỹ sư môi trường tuyển dụng làm cho cơ quan nhà nước như viện nghiên cứu môi trường, nhà máy xử lý nước thải, xử lý chất rắn, phòng kiểm nghiệm tư nhân hay các tổ chức phi chính phủ hoạt động lĩnh vực môi trường.

– Kỹ thuật điện: Các kỹ sư điện tìm được việc làm với các công ty liên quan đến sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng điện. Họ làm việc trong ngành sản xuất, thiết kế máy móc, thiết bị điện, hoặc giám sát hoạt động sản xuất, vận hành nhà máy điện. Kỹ sư điện làm việc trong trạm phát điện, thiết kế và xây dựng các nhà máy điện.

– Kỹ thuật nông nghiệp: Kỹ sư nông nghiệp tìm việc công ty chăn nuôi, sản xuất cây giống; công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; công ty sản xuất và phân phối thiết bị nông cụ hay làm nhân viên dịch vụ tư vấn về trồng trọt, chăn nuôi lưu động.

– Kỹ thuật điện tử: Kỹ sư điện tử được tuyển dụng trong các ngành nghiên cứu, phát triển, sản xuất thiết bị điện tử và ở số ngành sử dụng rộng rãi các thiết bị điện tử, ví dụ như truyền hình, đài phát thanh, công nghiệp ô tô, máy tính. Họ có thể làm công việc tiếp thị, bán hàng các sản phẩm điện tử.

– Kỹ thuật cơ khí: Kỹ sư cơ khí được tuyển dụng làm việc nhiều ngành nghề như nhà máy sản xuất công cụ máy móc, kỹ thuật đường sắt, hàng không vũ trụ, công nghiệp ô tô, nhà máy điện.

– Kỹ thuật luyện kim: Kỹ sư luyện kim làm việc các phòng thí nghiệm nghiên cứu, nhà máy khai thác và gia công kim loại như sắt và thép, niken, thiếc, đồng, kẽm, nhôm ,… trong các ngành luyện kim như xưởng đúc, nhà máy cán thép; trong các ngành chế tạo vỏ tàu thủy, vỏ máy bay,…

– Kỹ thuật hạt nhân: Kỹ sư hạt nhân làm việc chủ yếu trong nghiên cứu. Các kỹ sư hạt nhân cũng tìm việc làm trong các nhà máy điện hạt nhân, viện hạt nhân quốc gia.

– Kỹ thuật địa chất: Kỹ sư địa chất được tuyển dụng làm kỹ sư trong các mỏ, tập đoàn khai thác khoáng sản, viện nghiên cứu địa chất, tuyển dụng làm giảng viên khoa địa chất.