Chi Phí Dự Phòng Là Gì? Phân Loại Và Cách Tính Chi Phí Dự Phòng

Trong lĩnh vực xây dựng, các kỹ sư cần tính toán nhiều vấn đề để đảm bảo công trình được hoàn thành. Trong đó các khoản dự toán là vấn đề được quan tâm và chi phí dự phòng không thể thiếu khi thực hiện mỗi dự án xây dựng. Vậy chi phí dự phòng là gì, phân loại như thế nào và các xác định chi phí dự phòng. Chúng tôi sẽ trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Chi phí dự phòng là một phần trong các loại chi phí dự toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được các nhà thầu xác định để tránh những trường hợp phát sinh chi phí không cần thiết, luôn đảm bảo đủ chi phí xây dựng, nguồn vốn lưu động không gây gián đoạn công việc. Ngoài ra, chi phí dự phòng giúp các nhà đầu tư, nhà thầu dễ dàng đánh giá quá trình phát sinh và đưa ra phương án dự trù với chi phí tối ưu.

  • Phân loại chi phí dự phòng

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về nội dung dự toán xây dựng có quy định chi phí dự phòng gồm các loại như sau: Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian bắt đầu thực hiện dự án đến khi kết thúc, chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc có thể phát sinh.

Chi phí dự phòng được chia thành các loại như sau:

Chi phí dự phòng cho hoạt động phát sinh: giá tăng giảm của nguyên vật liệu xây dựng dự án, chi phí nhân công phát sinh trong quá trình xây dựng, sửa chữa,.. và các chi phí có thể phát sinh khác.

Chi phí dự phòng cho ảnh hưởng trượt giá trong thời gian thực hiện công trình xây dựng được xác định dựa vào thời gian thực hiện dự án, thời gian gói thầu tính theo năm, quý hoặc tháng và chỉ số giá xây dựng quy định theo từng loại công trình khả năng giá bị biến động trong nước và cả quốc tế.

Bên cạnh đó, những dự án chứa nhiều công trình hay dự án đã chọn nhà thầu theo phê duyệt thì chi phí dự phòng của dự án gồm tổng tất cả chi phí dự phòng của các công trình xây dựng và cả chi phí chưa phân bổ vào từng công trình. Đánh giá phân bổ chi phí dự phòng đến từng công trình dựa vào thời gian thực hiện, tính chất, yêu cầu kỹ thuật công việc, điều kiện hiện tại và yếu tố ảnh hưởng khác.

  • Cách xác định chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng được tính dựa trên dự toán công trình, chi phí tổng đầu tư mà nhà đầu tư, nhà thầu đánh giá và đưa ra. Từng dự án khác nhau, chủ đầu tư và nhà thầu đều tính toán các chi phí xây dựng, công trình xây dựng. Chi phí dự phòng là vấn đề quan trọng được quan tâm trước khi công trình đưa vào thực hiện xây dựng. Ngoài ra, chi phí dự phòng tính theo công thức, bằng tổng khối lượng công việc có thể phát sinh trong thời gian thực hiện và ảnh hưởng yếu tố trượt giá. Còn có các yếu tố nhỏ khác nhau dựa vào để tính chi phí dự phòng như: Thời gian thực hiện đầu tư dự án, xây dựng công trình trong bao lâu, tổng lượng vốn thực hiện đầu tư theo kế hoạch, mức lãi tất cả khoản vay vốn sử dụng xây dựng công trình, số năm phân bố cho xây dựng, giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng, mức dộ trượt giá bình quân so với thay đổi chỉ số giá xây dựng bình quân dựa vào thời gian thực hiện dự án.

Lưu ý: Khi tính chi phí dự phòng có nhiều công thức liên quan đến nhau gắn liền là một yếu tố được xác định sẵn. Vì vậy, xác định chi phí ở đây cần chú ý tính chuẩn xác, cẩn thận để đạt được kết quả cao. Các số liệu sử dụng dựa vào đánh giá, ước lượng gần đúng của chủ đầu tư, nhà thầu.

Chi phí dự phòng trong xây dựng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các công trình, công trình càng lớn càng quan trọng, vì từng chi phí phát sinh là khoản tiền rất lớn. Với toàn bộ thông tin chia sẽ ở trên về chi phí dự phòng là gì, phân loại và cách tính chi phí dự phòng, hy vọng bạn nắm thêm được nhiều thông tin.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Chi Phí Dự Phòng Là Gì? Phân Loại Và Cách Tính Chi Phí Dự Phòng

Thặng Dư Sản Xuất Là Gì? Phân Biệt Thặng Dư Sản Xuất Và Thặng Dư Tiêu Dùng

Trong tình hình kinh tế như bây giờ thì việc buôn bán trao đổi hàng hóa là điều vô cùng thiết yếu đối với ngành sản xuất. Các doanh nghệp luôn mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất, hay thặng dư sản xuất tối đa nhất. Để có thể hiểu thêm về thặng dư sản xuất là gì? Chúng mình cùng tìm hiểu chi tiết ở bên dưới.

  1. Thặng dư sản xuất là gì?

Thặng dư sản xuất là sự không cân xứng giữa số tiền mà người bán thực nhận được khi bán một lượng hàng hóa nhất định và những chi phí biến đổi để có thể sản xuất ra các hàng hóa đó. Giá mà sản phẩm thực sự được bán là giá thị trường và giá thấp nhất mà nhà sản xuất có thể bán sản phẩm sẽ nằm trên đường cung. Thặng dư của nhà sản xuất có thể được biểu diễn bằng đồ thị và nó sẽ là khu vực bên dưới điểm giá thị trường và bên trên đường cung.

Trong hình trên, các vùng được tô bên dưới đường giá P1 và phía trên đường cung S giữa sản lượng 0 và sản lượng tối đa Q1 cho biết thặng dư của người sản xuất (diện tích hình tam giác P1PmE). Vì hình chữ nhật OP1EQ1 là tổng doanh thu thực tế mà nhà sản xuất thu được, tổng lợi nhuận tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng chấp nhận, tức là OPmEQ1, vì vậy PS là thặng dư của nhà sản xuất.

Thặng dư của nhà sản xuất mang lại lợi ích cho nhà sản xuất vì họ có thể bán sản phẩm / dịch vụ với giá cao hơn mức giá tối thiểu mà họ sẵn sàng bán. Khi giá cung không đổi, phúc lợi của người sản xuất phụ thuộc vào giá thị trường. Nếu nhà sản xuất có thể bán sản phẩm với giá cao nhất thì phúc lợi là lớn nhất.

  • Ví dụ về thặng dư sản xuất

Ví dụ, một nhà sản xuất ô dù sẵn sàng bán một chiếc ô với giá ít nhất là $2 (đường cung). Tuy nhiên, mùa mưa kéo theo nhu cầu mua ô dù tăng nên các nhà sản xuất hiện có thể bán chúng với giá cao hơn $3/cái (giá thị trường). Phần chênh lệch 1 đô la sẽ là thặng dư của nhà sản xuất.

  • Thặng dư tiêu dùng là gì?

Thặng dư tiêu dùng, còn được gọi là thặng dư của người mua, là một thước đo kinh tế của lợi ích vượt quá của khách hàng. Nó được tính toán bằng cách phân tích sự khác biệt giữa mức độ sẵn sàng mua một sản phẩm / dịch vụ của người tiêu dùng và giá thực tế mà họ phải trả (còn được gọi là giá cân bằng). Thặng dư xảy ra khi người tiêu dùng sẵn sàng mua một sản phẩm cao hơn giá thị trường của nó.

Thặng dư của người tiêu dùng được đo bằng phần diện tích được xác định bằng phần bên dưới đường cầu dốc xuống (số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một lượng nhất định của hàng hóa) và cao hơn giá thị trường thực tế của hàng hóa đó.

Trong hình trên, vùng được tô xám bên trên đường giá P1 và phía trên đường cầu D giữa sản lượng 0 và sản lượng tối đa Q1 cho biết thặng dư của người tiêu dùng. Ta thấy P2 là giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một lượng hàng hóa Q1 nhất định, trong khi giá thực tế trên thị trường cho Q1 chỉ là giá P1. Như vậy, (P2-P1) là mức chênh lệch giữa giá sẵn sàng trả và giá thực tế mua, diện tích P1P2E là phần thặng dư tiêu dùng.

Ví dụ về thặng dư tiêu dùng: Giả sử bạn đã mua một chuyến bay trị giá 100 đô la đến Disney trong mùa hè, nhưng bạn mong đợi và sẵn sàng trả 300 đô la cho chuyến bay đó. Do đó, thặng dư tiêu dùng của bạn là 200 đô la.

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về thặng dư sản xuất là gì? cũng như phân biệt với thặng dư tiêu dùng  qua bài viết trên. Việc hiểu biết và tính toán được giá trị thặng dư cho người sản xuất và cả người tiêu dùng sẽ rất có ích cho bạn đấy, đặc biệc là các bạn học và làm việc trong lĩnh vực kinh tế.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Thặng Dư Sản Xuất Là Gì? Phân Biệt Thặng Dư Sản Xuất Và Thặng Dư Tiêu Dùng