Chi Phí Dự Phòng Là Gì? Phân Loại Và Cách Tính Chi Phí Dự Phòng

Trong lĩnh vực xây dựng, các kỹ sư cần tính toán nhiều vấn đề để đảm bảo công trình được hoàn thành. Trong đó các khoản dự toán là vấn đề được quan tâm và chi phí dự phòng không thể thiếu khi thực hiện mỗi dự án xây dựng. Vậy chi phí dự phòng là gì, phân loại như thế nào và các xác định chi phí dự phòng. Chúng tôi sẽ trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Chi phí dự phòng là một phần trong các loại chi phí dự toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được các nhà thầu xác định để tránh những trường hợp phát sinh chi phí không cần thiết, luôn đảm bảo đủ chi phí xây dựng, nguồn vốn lưu động không gây gián đoạn công việc. Ngoài ra, chi phí dự phòng giúp các nhà đầu tư, nhà thầu dễ dàng đánh giá quá trình phát sinh và đưa ra phương án dự trù với chi phí tối ưu.

  • Phân loại chi phí dự phòng

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về nội dung dự toán xây dựng có quy định chi phí dự phòng gồm các loại như sau: Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian bắt đầu thực hiện dự án đến khi kết thúc, chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc có thể phát sinh.

Chi phí dự phòng được chia thành các loại như sau:

Chi phí dự phòng cho hoạt động phát sinh: giá tăng giảm của nguyên vật liệu xây dựng dự án, chi phí nhân công phát sinh trong quá trình xây dựng, sửa chữa,.. và các chi phí có thể phát sinh khác.

Chi phí dự phòng cho ảnh hưởng trượt giá trong thời gian thực hiện công trình xây dựng được xác định dựa vào thời gian thực hiện dự án, thời gian gói thầu tính theo năm, quý hoặc tháng và chỉ số giá xây dựng quy định theo từng loại công trình khả năng giá bị biến động trong nước và cả quốc tế.

Bên cạnh đó, những dự án chứa nhiều công trình hay dự án đã chọn nhà thầu theo phê duyệt thì chi phí dự phòng của dự án gồm tổng tất cả chi phí dự phòng của các công trình xây dựng và cả chi phí chưa phân bổ vào từng công trình. Đánh giá phân bổ chi phí dự phòng đến từng công trình dựa vào thời gian thực hiện, tính chất, yêu cầu kỹ thuật công việc, điều kiện hiện tại và yếu tố ảnh hưởng khác.

  • Cách xác định chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng được tính dựa trên dự toán công trình, chi phí tổng đầu tư mà nhà đầu tư, nhà thầu đánh giá và đưa ra. Từng dự án khác nhau, chủ đầu tư và nhà thầu đều tính toán các chi phí xây dựng, công trình xây dựng. Chi phí dự phòng là vấn đề quan trọng được quan tâm trước khi công trình đưa vào thực hiện xây dựng. Ngoài ra, chi phí dự phòng tính theo công thức, bằng tổng khối lượng công việc có thể phát sinh trong thời gian thực hiện và ảnh hưởng yếu tố trượt giá. Còn có các yếu tố nhỏ khác nhau dựa vào để tính chi phí dự phòng như: Thời gian thực hiện đầu tư dự án, xây dựng công trình trong bao lâu, tổng lượng vốn thực hiện đầu tư theo kế hoạch, mức lãi tất cả khoản vay vốn sử dụng xây dựng công trình, số năm phân bố cho xây dựng, giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng, mức dộ trượt giá bình quân so với thay đổi chỉ số giá xây dựng bình quân dựa vào thời gian thực hiện dự án.

Lưu ý: Khi tính chi phí dự phòng có nhiều công thức liên quan đến nhau gắn liền là một yếu tố được xác định sẵn. Vì vậy, xác định chi phí ở đây cần chú ý tính chuẩn xác, cẩn thận để đạt được kết quả cao. Các số liệu sử dụng dựa vào đánh giá, ước lượng gần đúng của chủ đầu tư, nhà thầu.

Chi phí dự phòng trong xây dựng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các công trình, công trình càng lớn càng quan trọng, vì từng chi phí phát sinh là khoản tiền rất lớn. Với toàn bộ thông tin chia sẽ ở trên về chi phí dự phòng là gì, phân loại và cách tính chi phí dự phòng, hy vọng bạn nắm thêm được nhiều thông tin.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Chi Phí Dự Phòng Là Gì? Phân Loại Và Cách Tính Chi Phí Dự Phòng

Thặng Dư Sản Xuất Là Gì? Phân Biệt Thặng Dư Sản Xuất Và Thặng Dư Tiêu Dùng

Trong tình hình kinh tế như bây giờ thì việc buôn bán trao đổi hàng hóa là điều vô cùng thiết yếu đối với ngành sản xuất. Các doanh nghệp luôn mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất, hay thặng dư sản xuất tối đa nhất. Để có thể hiểu thêm về thặng dư sản xuất là gì? Chúng mình cùng tìm hiểu chi tiết ở bên dưới.

  1. Thặng dư sản xuất là gì?

Thặng dư sản xuất là sự không cân xứng giữa số tiền mà người bán thực nhận được khi bán một lượng hàng hóa nhất định và những chi phí biến đổi để có thể sản xuất ra các hàng hóa đó. Giá mà sản phẩm thực sự được bán là giá thị trường và giá thấp nhất mà nhà sản xuất có thể bán sản phẩm sẽ nằm trên đường cung. Thặng dư của nhà sản xuất có thể được biểu diễn bằng đồ thị và nó sẽ là khu vực bên dưới điểm giá thị trường và bên trên đường cung.

Trong hình trên, các vùng được tô bên dưới đường giá P1 và phía trên đường cung S giữa sản lượng 0 và sản lượng tối đa Q1 cho biết thặng dư của người sản xuất (diện tích hình tam giác P1PmE). Vì hình chữ nhật OP1EQ1 là tổng doanh thu thực tế mà nhà sản xuất thu được, tổng lợi nhuận tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng chấp nhận, tức là OPmEQ1, vì vậy PS là thặng dư của nhà sản xuất.

Thặng dư của nhà sản xuất mang lại lợi ích cho nhà sản xuất vì họ có thể bán sản phẩm / dịch vụ với giá cao hơn mức giá tối thiểu mà họ sẵn sàng bán. Khi giá cung không đổi, phúc lợi của người sản xuất phụ thuộc vào giá thị trường. Nếu nhà sản xuất có thể bán sản phẩm với giá cao nhất thì phúc lợi là lớn nhất.

  • Ví dụ về thặng dư sản xuất

Ví dụ, một nhà sản xuất ô dù sẵn sàng bán một chiếc ô với giá ít nhất là $2 (đường cung). Tuy nhiên, mùa mưa kéo theo nhu cầu mua ô dù tăng nên các nhà sản xuất hiện có thể bán chúng với giá cao hơn $3/cái (giá thị trường). Phần chênh lệch 1 đô la sẽ là thặng dư của nhà sản xuất.

  • Thặng dư tiêu dùng là gì?

Thặng dư tiêu dùng, còn được gọi là thặng dư của người mua, là một thước đo kinh tế của lợi ích vượt quá của khách hàng. Nó được tính toán bằng cách phân tích sự khác biệt giữa mức độ sẵn sàng mua một sản phẩm / dịch vụ của người tiêu dùng và giá thực tế mà họ phải trả (còn được gọi là giá cân bằng). Thặng dư xảy ra khi người tiêu dùng sẵn sàng mua một sản phẩm cao hơn giá thị trường của nó.

Thặng dư của người tiêu dùng được đo bằng phần diện tích được xác định bằng phần bên dưới đường cầu dốc xuống (số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một lượng nhất định của hàng hóa) và cao hơn giá thị trường thực tế của hàng hóa đó.

Trong hình trên, vùng được tô xám bên trên đường giá P1 và phía trên đường cầu D giữa sản lượng 0 và sản lượng tối đa Q1 cho biết thặng dư của người tiêu dùng. Ta thấy P2 là giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một lượng hàng hóa Q1 nhất định, trong khi giá thực tế trên thị trường cho Q1 chỉ là giá P1. Như vậy, (P2-P1) là mức chênh lệch giữa giá sẵn sàng trả và giá thực tế mua, diện tích P1P2E là phần thặng dư tiêu dùng.

Ví dụ về thặng dư tiêu dùng: Giả sử bạn đã mua một chuyến bay trị giá 100 đô la đến Disney trong mùa hè, nhưng bạn mong đợi và sẵn sàng trả 300 đô la cho chuyến bay đó. Do đó, thặng dư tiêu dùng của bạn là 200 đô la.

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về thặng dư sản xuất là gì? cũng như phân biệt với thặng dư tiêu dùng  qua bài viết trên. Việc hiểu biết và tính toán được giá trị thặng dư cho người sản xuất và cả người tiêu dùng sẽ rất có ích cho bạn đấy, đặc biệc là các bạn học và làm việc trong lĩnh vực kinh tế.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Thặng Dư Sản Xuất Là Gì? Phân Biệt Thặng Dư Sản Xuất Và Thặng Dư Tiêu Dùng

Quy Luật Kinh Tế Là Gì? Phân Loại, Tính Chất Của Quy Luật Kinh Tế

Trong quá trình phát triển nền kinh tế hiện nay tồn tại song song có quy luật kinh tế để thể hiện sự khác nhau của nền kinh tế ở từng thời kì. Nhưng bạn chưa thực sự hiểu về quy luật kinh tế là gì, phân loại như thế nào, tính chất và ý nghĩa của quy luật kinh tế. Chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung trên qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Quy luật kinh tế là sự thể hiện mối quan hệ qua lại liên quan tất yếu, nhân quả, bản chất, khách quan, tính thường xuyên lặp lại liên tục của hiện tượng, quá trình phát triển kinh tế. Kinh tế hàng hóa là tổ chức phát triển ở đây sản xuất hàng hóa ra để trao đổi sản phẩm mua bán trên thị trường, dưới sự tác động của quy luật kinh tế.

  • Phân loại quy luật kinh tế

Quy luật kinh tế thường được chia làm ba loại sau:

Quy luật cung – cầu: hay được gọi là nguyên lý cung – cầu đánh giá qua sự điều chỉnh, thay đổi của thị trường với mức giá cân bằng hay giá thị trường và số lượng hàng cân bằng được giao dịch phải xác định rõ. Thông qua giao điểm của đường cầu và đường cung tương ứng mức giá và lượng hàng cho phép. Ngoài ra khi ở trạng thái cân bằng sẽ không xảy ra hiện tượng dư cung hay dư cầu.

Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế cơ bản quy định về sản xuất hàng hóa vì đặt ra bắt buộc bản chất khi sản xuất hàng hóa và làm cơ sở cho các quy luật khác trong sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, có nội dung là sản xuất và trao đổi hàng hóa qua lại phụ thuộc vào cơ sở giá trị hàng hóa hay dựa vào hao phí lao động xã hội bỏ ra. Vận hành quy luật giá trị, phụ thuộc vào giá trị hàng hóa vì giá cả là phản ánh giá trị và giá cả biểu hiện bằng tiền ngang với giá trị.

Quy luật lưu thông tiền tệ: là quy luật quy định lượng tiền được phép dùng cho lưu thông, trao đổi hàng hóa trong một thời kỳ có hạn. Quy luật lưu thông tiền tệ thể hiện lượng tiền cần dùng trong lưu thông hàng hóa khoảng thời gian nhất định, được quy định bằng tổng giá cả hàng hóa đang lưu thông trong thời điểm đó, chia cho tốc độ lưu thông đồng tiền.

  • Tính chất quy luật kinh tế

Quy luật kinh tế mang tính khách quan, có tính lịch sử chỉ xuất hiện và tồn tại ở một thời điểm, điều kiện kinh tế cụ thể nào đó. Sau đó có thể mất đi khi điều kiện đó thay đổi hay không còn nữa. Ngoài ra, quy luật kinh tế tồn tại độc lập ngoài ý chí con người, chúng ta không sáng tạo hay loại bỏ mà chỉ tìm kiếm, nhận ra và vận dụng đưa quy luật kinh tế vào hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của mình. Đặc biệt, mang tính chất quy luật xã hội nên quy luật kinh tế sẽ thông qua hoạt động kinh tế của con người để phát huy khả năng tác dụng của mình. Cần nhận thức và tuân theo quy luật kinh tế mà hành động tránh dẫn đến tổn thất và mang lại hiệu quả cao.

  • Ý nghĩa của quy luật kinh tế

Tìm hiểu về quy luật kinh tế là điều cần thiết mang lại ý nghĩa rất quan trọng trong kinh tế vì quá trình kinh tế và những hiện tượng đều chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào quy luật kinh tế. Cơ sở của chính sách kinh tế chính là quy luật kinh tế. Ngoài ra, khi vận dụng tốt quy luật kinh tế kết hợp cùng các những quy luật khác đưa vào vận hành nền kinh tế, thì chính sách kinh tế mới thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu quả kinh tế cao và thỏa mãn lợi ích kinh tế của xã hội. Nếu không tìm hiểu, kém hiểu biết, vận dụng sai hay bỏ qua quy luật kinh tế sẽ tạo cảm giác chủ quan, thiếu ý chí, chính sách kinh tế không liên quan cuộc sống, gây hậu quả tổn thất khó lường.

Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về quy luật kinh tế là gì, phân loại, tính chất và ý nghĩa của quy luật kinh tế. Bạn nên tìm hiểu về quy luật kinh tế nếu muốn chính sách kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Quy Luật Kinh Tế Là Gì? Phân Loại, Tính Chất Của Quy Luật Kinh Tế

Vị Kỷ Là Gì? Phân Biệt Vị Kỷ Và Vị Tha

Tính cách của chúng ta được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những yếu tố đối lập nhau: có lúc thì yêu thương, lúc thì thù; đôi khi chúng ta kiêu ngạo, đôi khi ngang bướng không nghe lời khuyên, nhưng đôi khi chúng ta tò mò, ham học hỏi… Nhìn chung, những khuynh hướng tâm lý của đó đều có chung hai đặc điểm: vị kỷ và vị tha. Vậy vị kỷ là gì? Vị tha là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  1. Vi kỷ là gì?

Tâm lý vị kỷ cho rằng con người luôn bị thúc đẩy bởi tư lợi và ích kỷ, ngay cả khi thực hiện những hành động có vẻ vị tha. Khi ai đó quyết định giúp đỡ người khác, họ làm điều đó là vì lợi ích cá nhân mà họ hy vọng đạt được cho mình, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến họ.

Triết lý của chủ nghĩa vị kỷ là: “Tôi là điều quan trọng nhất. Hạnh phúc của tôi là thiết yếu và đau khổ của tôi phải được loại bỏ trước”. Điều này nghe có vẻ ấu trĩ, nhưng nếu chúng ta kiểm tra suy nghĩ của chính mình, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn hành vi mà chúng ta thực hiện được thúc đẩy bởi xu hướng nghĩ rằng “hạnh phúc của tôi trong thời điểm này là quan trọng”. Đây được xem là của con người ngay từ lúc sinh ra. Những em bé chỉ chưa nói được những vẫn biết khóc đòi ăn, không chỉ vì chúng đói mà vì tâm trí của chúng đang thèm muốn “hạnh phúc của tôi ngay bây giờ”.

  • Ví dụ về tính vị kỷ

Ví dụ 1: Việc bạn dùng tiền để mua một chiếc bánh bao, đây là sự trao đổi giữa hai bên, tiền là phương tiện giao dịch. Bạn có thể làm bánh bao với các dụng cụ và làm theo các bước để học làm bánh nhưng tại sao phải dùng tiền để mua nó? Đó là vì bạn không muốn làm các bước này hoặc vì bạn không muốn chịu đựng những khó khăn và bất tiện.

Ví dụ 2: Về người ăn xin, ví dụ đứng trước một cửa hàng quần áo nữ là một cặp trai xinh gái đẹp, người ăn xin sẽ chọn ai để xin? Chắc chắn là chàng trai. Bởi vì bên cạnh chàng trai là một cô gái xinh đẹp, anh ta không thể không đưa cho người ăn xin một số tiền. Nhưng việc đưa tiền cho người ăn xin có thực sự vì thương hại không? Hay để bảo vệ hình ảnh một người đàn ông phong độ? Hoặc nếu người ăn xin đòi cả hai, cô gái đưa cho người ăn xin 5 đồng thì anh ta có cho nhiều hơn cô gái không. Có thể thấy, người ăn xin đã đánh vào tâm lý vị kỷ của người khác một cách tự nhiên nhất.

  • Sự khác biệt giữa vị kỷ và vị tha

Lòng vị tha thuần túy là hy sinh thứ gì đó (ví dụ: hy sinh thời gian, tiền bạc, tài sản) cho người khác không phải mình mà không mong được đền bù hay lợi ích, dù trực tiếp hay gián tiếp. Những người vị tha luôn nhìn người khác bằng lòng tốt. Họ luôn đặt mình vào vị trí của một người khác để hiểu và cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn của những người đó. Người vị tha là người biết nghĩ cho người khác và tha thứ cho lỗi lầm của họ. Còn người ích kỷ chỉ nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. Tất nhiên, nếu ai đó làm tổn thương một người ích kỷ, họ sẽ không dễ dàng tha thứ.

Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào hành động của họ mà đánh giá người khác là vị kỷ hay vị tha. Ví dụ, một người đàn ông phô trương quyên góp một nghìn đô la cho một tổ chức từ thiện để chứng tỏ với bạn bè rằng anh ta là người hào phóng. Một người khác cũng quyên góp nhưng một cách khiêm tốn hơn với mong muốn chân thành để mang lại lợi ích cho người khác. Trên thực tế, đó là người thứ hai là người rộng lượng, còn người thứ nhất thì chỉ tìm kiếm danh tiếng tốt cho bản thân.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu vị kỷ là gì rồi đúng không? Có thể nói mọi bất ổn đều xuất phát từ tính cách vị kỷ, nên mỗi chúng ta nên cố gắng thoát khỏi khuynh hướng này. Tất nhiên, điều này không thể được thực hiện ngay lập tức, nhưng mỗi chúng ta có thể bắt đầu thay đổi dần ngay hôm nay để sau này cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Vị Kỷ Là Gì? Phân Biệt Vị Kỷ Và Vị Tha

Tại sao doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng?

Dịch vụ khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp đến khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Chỉ cần có khách hàng, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có dịch vụ khách hàng. Và chất lượng dịch vụ khách hàng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Và để biết được tại sao doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng, bạn cần phải hiểu dịch vụ khách hàng là gì? Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đáp.

Dịch vụ khách hàng là gì?

Dịch vụ khách hàng được hiểu là tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trong suốt quá trình tìm hiểu, mua hàng và cả sau khi mua hàng. Dịch vụ khách hàng ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, mang đến sự hài lòng về quá trình mua hàng của khách tại doanh nghiệp.

Khách hàng sẽ có những phản ứng khác nhau tuỳ thuộc vào chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Những phản hồi tích cực hay tiêu cực đều có sự ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của bạn. Cho nên, mỗi doanh nghiệp đều mong muốn mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, nhằm giúp họ có được sự thoả mãn tối ưu nhất.

Khi bạn có được một dịch vụ khách hàng tốt, bạn sẽ tạo nên một mối quan hệ bền chặt với khách hàng của mình. Ngoài ra, từ những khách hàng đó, bạn sẽ có thêm nhiều đối tượng khách hàng mới thông qua sự giới thiệu của họ. Thế nhưng, nếu khi bạn không mang đến sự hài lòng cho khách hàng, bạn sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, bực bội và những ý kiến phàn nàn của họ có thể gây nên một rắc rối lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Để có được dịch vụ khách hàng hoàn hảo là cả một chu trình phức tạp với sự kết hợp của nhiều nguồn lực khác nhau. Và bạn cần giúp tất cả mọi thành viên, mọi bộ phận hiểu được tầm quan trọng của việc đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên hết, từ đó có được những hành động đúng đắn, nhất quán và đều đặn.

Tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng

Có một điều bạn cần phải hiểu rằng, đa số các doanh nghiệp mất khách là do doanh nghiệp đó không đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ khách hàng. Khi cả quản lý lẫn nhân viên có sự thờ ơ, lạnh nhạt với khách hàng. Khiến khách cảm thấy không được chào đón, tôn trọng. Dẫn đến việc họ quay lưng với doanh nghiệp của bạn.

Và đồng nghĩa với việc quay lưng của khách hàng chính là doanh thu giảm sút, thậm chí là thua lỗ. Có rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra chỉ vì doanh nghiệp đó không cung cấp được một dịch vụ khách hàng tốt.

Những nguyên nhân khiến dịch vụ khách hàng kém chất lượng có thể kể đến như: Nhân viên thờ ơ với khách, không trả lời hoặc trả lời với thái độ hời hợt, trả lời nhưng không thành thật hoặc thiếu kiến thức về sản phẩm; doanh nghiệp không có chính sách chăm sóc khách hàng rõ ràng hoặc nhân viên lơ là với việc này,…

Chỉ cần bạn chú ý thay đổi theo chiều hướng tích cực những yếu tố trên và duy trì một cách đều đặn, tình hình kinh doanh của bạn sẽ tốt lên rất nhiều. Nếu bạn tinh ý, bạn sẽ nhận thấy sự khác nhau về tình hình kinh doanh giữa hai doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng tốt và kém sau một thời gian đi vào hoạt động.

Và một điều quan trọng là bạn hãy thực hiện thăm dò ý kiến khách hàng, để biết được họ thực sự muốn và gì cố gắng đáp ứng những mong muốn đó. Chứ không phải là thực hiện những điều mà bạn nghĩ rằng đó là nhu cầu của khách hàng. Đào tạo nhân viên cũng là điều quan trọng lúc này, bởi vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách, đánh giá tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào đội ngũ tiền tuyến này. Sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp nào nếu bạn hiểu rõ tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng mà nhân viên của bạn lại không.

Khi đã tìm hiểu dịch vụ khách hàng là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Chắc hẳn bạn đã biết phải làm thế nào để đạt được kết quả tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình. Hy vọng bạn sẽ có được một tư duy đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Tại sao doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng?

Bạn đã biết Warren Buffett là ai?

Chắc hẳn những thông tin, tiểu sử về các nhà tỷ phú trên thế giới luôn là điều mà bạn luôn tò mò muốn biết. Và một trong số những nhà tỷ phú bạn nên tìm hiểu không ai khác chính là Warren Buffett. Ông không những được biết đến là trùm đầu tư kinh doanh mà còn là một nhà từ thiện với nhiều đóng góp có ích cho xã hội. Vậy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu Warren Buffett là ai nhé.

Tiểu sử, hôn nhân và gia đình của Warren Buffett

Trước tiên, cùng tìm hiểu những thông tin tiểu sử cơ bản của Warren Buffett:

Họ tên đầy đủ: Warren Edward Buffett.

Ngày sinh: 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Hoa Kỳ.

Gia đình ông gồm có bố là Howard Buffett, mẹ là Leila cùng 2 anh chị em khác.

Ông là nhà tỷ phú yêu thích sự học hành nhất hiện nay, khi tốt nghiệp tại 3 trường đại học là trường kinh doanh Wharton, đại học Nebraska và trường kinh doanh Columbia, sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1947.

Về hôn nhân và gia đình, cuộc đời của ông có 2 người vợ. Người vợ đầu tiên của ông là bà Susan Thompson. Họ kết hôn vào năm 1952 và có 3 người con là Howard Graham Buffett, Peter Buffett, Susan Alice Buffett. Tuy nhiên, vì theo đuổi sự nghiệp riêng của mình mà bà Susan Thompson đã rời bỏ ông vào năm 1977. Bởi vì họ không có giấy tờ kết hôn hợp lệ cho nên sau đó cũng không phải thực hiện các thủ tục ly dị. Và bà đã mất vào năm 2004.

Đến năm 2006, ông chính thức kết hôn với bà Astrid Menks và cùng là người vợ hiện tại của mình. Tuy nhiên, một số nguồn tin được biết hai ông bà đã bắt đầu quen nhau từ những ngày khi người vợ đầu của ông bỏ đi.

Quá trình sự nghiệp của Warren Buffett

Nếu muốn biết Warren Buffett là ai thì không thể không tìm hiểu quá trình sự nghiệp của ông. Niềm đam mê kinh doanh của ông đã hình thành từ nhỏ bằng việc bán kẹo cao su, nước ngọt và đi giao báo. Đến những năm đầu đại học, ông đã thực hiện việc kinh doanh đầu tiên của mình bằng cách bỏ ra 25 USD để mua 1 chiếc máy bắn bóng cùng với người bạn học của mình. Ông đặt chiếc máy đó ở tiệm cắt tóc, sau một thời gian có lời, ông đã mua thêm 3 chiếc khác và đặt chúng ở một vài nơi.

Năm 1951, ông nhận bằng thạc sĩ tại trường kinh doanh Columbia sau đó về đảm nhận vị trí nhân viên kinh doanh đầu tư cho công ty Buffett-Falk & Co của cha mình. Chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi, Warren Buffett đã kiếm được cho mình 10.000 đô la. Điều này cho thấy tài trí đầu tư kinh doanh xuất chúng của ông khi đã mang về một số tiền khổng lồ cho cả công ty lẫn bản thân.

Đến năm 1954, ông về làm việc cho công ty của Benjamin Graham ở New York. Tại đây, ông giữ chức vụ là chuyên viên phân tích chứng khoán với mức lương khởi điểm là 12.000 USD một năm. Nhưng đến năm 1956, khi Benjamin Graham nghỉ hưu và công ty giải thể, Warren Buffett quay về Ohama khởi nghiệp ở ngành dệt với số vốn 140.000 USD ít ỏi. Và một lần nữa ông đã chứng minh tài năng kinh doanh của mình khi gây dựng thành công không những 1 mà là 3 công ty cho mình.

Số công ty ông điều hành không dừng lại ở đó mà dần tăng lên 5 vào năm 1958 và sau đó là 7 công ty vào năm 1960. Ông dần chuyển ngành kinh doanh của mình sang bảo hiểm vào cuối năm 1960 và mua cổ phiếu của công ty Coca Cola vào năm 1988.

Ông đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới vào năm 2008 với tổng khối tài sản ròng khoảng 62 tỉ đô la. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, ông đã bị Bill Gates và Jeff Bezos vượt qua, thế nhưng, Warren Buffett vẫn là nhà tỷ phú đáng để chúng ta ngưỡng mộ.

Tầm ảnh hưởng của  Warren Buffett

Cho đến thời điểm hiện tại,  Warren Buffett vẫn là nhà tỷ phú được cả thế giới ca tụng khi đã quyên góp đến 99% giá trị tài sản của mình cho quỹ hoạt động từ thiện của Bill Gates và vợ sáng lập.

Ông cũng là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay. Không những là nhà đầu tư kinh doanh xuất sắc, nhà từ thiện hàng đầu thế giới, ông còn là người có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động chính trị. Năm 2011, ông được nhận huân chương Tự do của Tổng thống do tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng.

Nổi tiếng với triết lý sống, những lời khuyên chân thành, bổ ích, Warren Buffett vẫn mãi là tấm gương tuyệt vời để nhiều thế hệ mai sau học hỏi. Hy vọng với một số thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi Warren Buffett là ai. Học hỏi những tấm gương sáng sẽ động lực để cố gắng cho tương lai tốt hơn.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Bạn đã biết Warren Buffett là ai?

Đặc điểm tính cách của người nhóm máu B

Mỗi nhóm máu đều mang những đặc điểm tính cách khác nhau. Những người nhóm máu B mang trong mình những đặc điểm tính cách rất đa dạng.

Chắc hẳn bạn đã biết con người chúng ta có 4 nhóm máu chính nếu phân theo hệ ABO là A, B, AB và O. Và với mỗi nhóm máu khác nhau sẽ có những đặc điểm tính cách khác nhau. Trong bài viết này sẽ đi tìm hiểu tính cách nhóm máu B có đặc điểm như thế nào? Nếu bạn muốn biết thì cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trên thế giới, số lượng người có nhóm máu B chiếm khoảng 13,61% dân số. Nhưng họ được xem là những người có đặc điểm tính cách đa dạng. Vậy đó là những đặc điểm nào?

  1. Cá tính mạnh mẽ nhưng đối lập

Tính cách nhóm máu B khá phức tạp khi họ không muốn tham gia vào những cuộc nói chuyện nhàm chán, nhưng sẽ có những phản ứng mạnh mẽ nếu bạn phê bình họ. Cũng như họ được xem là những người có tính tự chủ, thế nhưng họ lại không có ý thức tự giác. Chính vì thế, nếu không thay đổi đặc điểm này, họ sẽ khó có được sự thành công trong công việc cũng như cuộc sống của mình.

Một điểm nổi bật của những người có nhóm máu B nữa là họ chỉ làm những việc theo sở thích cá nhân mà không quan trọng đến yếu tố vật chất. Ngoài ra, nếu họ đã nói hay đã thực hiện, họ sẽ chịu trách nhiệm đến cùng với nó.

  • Sức sống mãnh liệt

Điều này được thể hiện ở chỗ họ có thể phát huy được sức sống mãnh liệt của mình ở những hoàn cảnh khó khăn nhất, mặc dù ban đầu, họ rất khó để thích nghi được với điều này. Và bởi vì khả năng đó, họ không thích bị ép buộc, gò bó và cũng nhờ vậy mà họ sẽ được trải nghiệm ở những môi trường làm việc khác nhau.

  • Họ rất hoạt bát và thân thiện

Những người nhóm máu B có khả năng giao tiếp khá tốt. Họ có thể nhanh chóng hoà nhịp vào một nhóm người. Và vì sự nhanh nhẹn, hoạt bát của mình mà họ cũng giúp lan toả nhiệt huyết của mình đến những người xung quanh.

Tuy nhiên, họ chỉ trở thành chính họ với sự chân thành, tận tâm nếu đối tượng là những người thân quen. Còn nếu là những người xa lạ, khi họ chưa thực sự xác định được mối quan hệ, thì việc giao tiếp chỉ đơn thuần ở mức xã giao mà thôi.

  • Không bận tâm vào sự đánh giá của những người xung quanh

Điều này được thể hiện rõ nhất khi những người nhóm máu B bị cuốn hút vào một điều gì đó.

Họ dành nhiều thời gian để “careerbuilder” xây dựng cho mình một cuộc sống và sự nghiệp vững bền nhất có thể.

Họ sẽ không quan tâm đến ý kiến đánh giá, nhận xét từ những người xung quanh mà chỉ thực hiện theo những điều mà họ thích cho dù họ có gây nên hiểu lầm hay sai sót. Họ không thích người khác quan tâm hay đóng góp ý kiến cho mình và họ cũng cho rằng, điều đó là không cần thiết.

  • Họ rất độc lập

Tính cách nhóm máu B khá độc lập. Họ sẽ tự mình thực hiện cũng như gánh vác mọi chuyện. Cũng chính vì thế mà họ không quan tâm đến ý kiến đánh giá cũng những người xung quanh. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy thừa thãi trong mối quan hệ với những người nhóm máu B. Tuy nhiên, họ thực sự sẽ là chỗ dựa vững chắc cho bạn nếu gặp những khó khăn trong cuộc sống. Cũng như bạn sẽ không cần phải bận tâm quá nhiều đến những người này.

  • Sự nhạy bén của trực giác

Những người có nhóm máu B có một trực giác rất nhạy bén. Họ có thể phán đoán chính xác mọi chuyện và điều này thực sự bổ ích trong việc kinh doanh. Họ có thể nắm bắt được những rủi ro và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, phù hợp.

  • Họ rất quyến rũ

Bởi vì tính cách độc lập, hoạt bát nhưng lại rất bí ẩn mà những người sở hữu nhóm máu B lại có nét quyến rũ bất ngờ. Họ không những thu hút bởi vẻ bề ngoài mà còn bởi chính nội tâm của họ. Cho nên, bạn cũng không nên quá ngạc nhiên khi bất ngờ lạc nhịp trước một người có nhóm máu B đâu nhé.

Với sự đa dạng trong tính cách, những người có nhóm máu B sẽ khiến bạn phân vân khi tiếp xúc. Tuy nhiên, cũng không hẳn là không thể. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn chinh phục được những người nhóm máu B.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Đặc điểm tính cách của người nhóm máu B

Định hướng nghề nghiệp cho người tìm việc làm

Bạn đã tìm hiểu thị trường tuyển dụng giàu tiềm năng của Việt Nam và bắt đầu làm việc? Môi trường kinh doanh Việt Nam có một số khó khăn và thuận lợi khác nhau trong nền kinh tế phát triển như hiện nay.

Trong khi làm việc tại các thành phố lớn của Việt Nam, có thể là ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, bạn sẽ sớm nhận thấy rằng các công ty Việt Nam được tổ chức theo hình thức phân cấp. Quyết định được thực hiện ở cấp cao nhất, cho dù họ có là người lớn tuổi nhất trong công ty hay không.

Có nhiều cơ hội việc làm đa dạng cho cả nam và nữ trên các website tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo.

CareerLink : Tìm việc làm Hồ Chí Minh và tuyển dụng tại TpHCM 2017

VietnamPlus : Tìm kiếm Việc làm tại Việt Nam trên VietnamPlus Rao vặt

Để có một việc làm tốt bạn cần định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân, đó là hành trang sẽ đi cùng bạn vào con đường tương lai phía trước. Điều này quyết định sự thành công trong việc làm của bạn. Dưới đây là một số ngành nghề có thể tham khảo.

Định hướng tìm việc làm. Ảnh buzzfeednews.com

  1. Giáo viên, ngoại trừ giáo dục đặc biệt

Công việc: Dạy con trẻ những kỹ năng cơ bản trong trường học

Yêu cầu về giáo dục điển hình: Bằng Cử nhân hoặc Đại học

  1. Y tá

Công việc: Điều trị và chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân

  1. Quản lý tài chính

Công việc: Các hoạt động tài chính trực tiếp tại các tổ chức

  1. Thợ điện

Công việc: Cài đặt, bảo trì và sửa chữa thiết bị điện

  1. Điều dưỡng có giấy phép hành nghề

Công việc: Chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện, phòng khám, nhà dưỡng lão và các cơ sở tương tự

  1. Luật sư

Công việc: Đại diện cho khách hàng trong các tình huống pháp lý

  1. Đại diện bán hàng và bán buôn

Công việc: Bán hàng cho người bán sỉ hoặc nhà sản xuất

  1. Các nhà quản lý y tế và quản lý dịch vụ y tế

Công việc: Lập kế hoạch, chỉ đạo, hoặc điều phối các dịch vụ y tế

  1. Các nhà phát triển hệ thống phần mềm

Công việc: Phát triển hệ điều hành, trình biên dịch và phần mềm mạng

  1. Các nhà phân tích nghiên cứu thị trường và các chuyên gia tiếp thị

Công việc: Nghiên cứu các điều kiện thị trường và tạo ra các chiến dịch tiếp thị

  1. Các nhà trị liệu vật lý

Công việc: Giúp bệnh nhân hồi phục sau bệnh tật và thương tích

  1. Cố vấn tài chính cá nhân

Công việc: Tư vấn khách hàng về tài chính của họ

  1. Giám sát viên đầu tiên của nhân viên văn phòng và hỗ trợ hành chính

Công việc: Giám sát và điều phối hoạt động của nhân viên văn thư và hỗ trợ hành chính

  1. Các nhà quản lý hệ thống máy tính và thông tin

Những gì họ làm: Lập kế hoạch, chỉ đạo, và điều phối các hệ thống máy tính

  1. Kế toán và kiểm toán viên

Công việc: Xem xét, phân tích và diễn giải hồ sơ kế toán

  1. Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật, tất cả các

Công việc: Điều trị bệnh nhân trong nhiều lĩnh vực chuyên môn

Để tìm một việc làm tốt và thích hợp với năng lực của bản thân bạn cần chuẩn bị cho mình một hành trang tốt nhất về kỹ năng làm việc trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển.

Công việc của tương lai – và kỹ năng bạn cần để có được chúng

10 kỹ năng bạn cần để tồn tại trong thị trường việc làm

Báo cáo Kỹ năng làm việc tương lai dự đoán rằng sáu xu hướng sẽ chiếm lĩnh thị trường việc làm trong 10 năm tới. Để thành công, nhân viên sẽ cần phải có được 10 kỹ năng chính.

Đưa ra các quyết định hợp lý: trong khi máy tính có thể tự động hóa các tác vụ hoặc công việc nhất định, họ không thể thực hiện phân tích lý luận, đó là nơi mà con người xuất sắc.

Trí thông minh xã hội: làm việc hiệu quả với những nhóm lớn bao gồm khả năng thích ứng với ngôn ngữ và hành vi.

Tư duy thích nghi: tìm giải pháp cho các tình huống không mong muốn, cho dù đó là những vai trò chuyên môn và kỹ thuật có tay nghề cao hoặc vai trò thấp hơn.

Giao thoa văn hóa: Có khả năng làm việc không chỉ ở các môi trường ngôn ngữ hoặc văn hoá khác nhau, mà còn theo các nhóm bao gồm các thế hệ khác nhau hoặc những người có kỹ năng và phong cách làm việc đa dạng.

Hợp tác ảo: áp dụng chiến lược cho làm việc nhóm ảo, chẳng hạn như cung cấp phản hồi tức thì hoặc các giai đoạn thách thức.

Phân tích dữ liệu: với dữ liệu tăng lên cần phải hiểu nó, và đưa ra quyết định dựa trên nó.

Nắm bắt phương tiện truyền thông mới: sản xuất nội dung với truyền thông phi văn bản, chẳng hạn như video hoặc âm thanh.

Khả năng nhận thức: sử dụng kỹ thuật lọc và các công cụ để đối phó với tình trạng quá tải thông tin, trong đó có các thông tin thất thiệt.

Hiểu biết sâu rộng: làm việc lâu hơn hoặc trong nhiều nghề nghiệp có nghĩa là có một sự hiểu biết sâu sắc trong một lĩnh vực, cũng như sự quen thuộc với một phạm vi rộng hơn của các nguyên tắc.

Tư duy thiết kế: khi môi trường vật lý ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng lập kế hoạch môi trường làm việc cho các tác vụ hoặc quy trình làm việc khác nhau sẽ cho phép nhân viên làm việc tốt hơn.

Cuối  cùng, để có một công việc bạn mong muốn, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại công ty đang tuyển dụng, hoặc đến các trung tâm việc làm để nộp hồ sơ ứng tuyển. Trong thời đại ngày nay, công nghệ hiện đại cũng là một cách tốt để tìm thông tin tuyển dụng, bạn có thể truy cập các trang web trực tuyến của các công ty để ứng tuyển.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Định hướng nghề nghiệp cho người tìm việc làm

Đôi nét về nghề Phi Công

Phi công là một người làm trong ngành hàng không, và có khả năng vận hành máy bay để vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác. Họ được tuyển dụng bởi các hãng hàng không thương mại, tập đoàn hoặc chính phủ. Trong một số trường hợp, phi công có thể làm việc cho một cá nhân để cung cấp vận chuyển riêng đối với máy bay nhỏ hoặc máy bay phản lực tư nhân. Hàng không là một lĩnh vực nghề nghiệp đa dạng với nhiều cơ hội trong cả lĩnh vực công cộng và tư nhân và thậm chí cả cơ hội làm việc trong môi trường giáo dục.

Tìm hiểu nghề phi công. Ảnh aerocrewnews.com

Thông tin tuyển dụng

Trong năm 2010 có khoảng 104.000 phi công đang làm việc. Các hãng hàng không, các công ty chuyển phát và chính phủ liên bang đã sử dụng khoảng 71.000 phi công hàng không. Khoảng 33.000 phi công thương mại đã làm việc cho các bệnh viện, công ty khai thác dầu mỏ, các trường kinh doanh tư nhân và các trường huấn luyện bay.

Các phi công hàng không bay trung bình 75 giờ bay mỗi tháng và có khi bay hơn 150 giờ. Phi công thương mại bay từ 30 đến 90 giờ mỗi tháng. Cả hai đều có lịch trình làm việc không cố định, họ thường làm việc liên tục nhiều ngày và sau đó mới có vài ngày nghỉ ngơi. Các phi công hàng không phải có, theo quy định của Cơ Quan Hàng không, ít nhất là tám giờ nghỉ ngơi giữa các chuyến bay. Họ thường xa nhà trong một vài ngày tại một thời điểm.

Phi công phải được cấp chứng chỉ bay FAA. Những phi công có thâm niên sẽ được ưu tiên chọn đường bay mình yêu thích, còn phi công mới vào nghề sẽ được tổ điều hành bay phân công nhiệm vụ.

Yêu cầu về đào tạo

Phi công được đào tạo trong quân đội hoặc tham dự các trường học được FAA chứng nhận. Hầu hết các nhà tuyển dụng thích thuê các ứng viên có bằng cử nhân mặc dù yêu cầu tối thiểu là hai năm đại học.

Các môn học nên bao gồm tiếng Anh, toán học, vật lý và kỹ thuật hàng không.

Để được phép vận chuyển người hoặc hàng hoá, thì phi công cần giấy phép lái máy bay thương mại. Để đủ điều kiện, một cá nhân phải từ 18 tuổi trở lên, đã có 250 giờ bay, vượt qua kỳ thi thể lực, có tầm nhìn thị lực đạt 20/20 và không có bất kỳ khuyết tật về thể chất nào có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Ứng viên phải vượt qua kỳ thi viết và kỳ thi bay đồng thời chứng minh được khả năng bay trước hội đồng sát hạch.

Phi công muốn giữ chức cơ trưởng phải có 1.500 giờ bay tích lũy an toàn, trên 23 tuổi, họ phải trải qua kỳ thi viết và thi thực hành bay để xử lý tình huống phức tạp trên không.

Ngoài khả năng lái máy bay, phi công cũng cần một số kỹ năng mềm – hoặc phẩm chất cá nhân. Người đó phải có kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt và có định hướng chi tiết. Khả năng làm việc với tập thể là rất quan trọng vì các phi công phải không chỉ làm việc với nhau, mà còn làm việc với các nhân viên điều khiển không lưu.

Triển vọng việc làm

Do nhu cầu mở đường bay mới nên các hãng hàng không sẽ tuyển dụng nhiều phi công từ năm 2016 đến năm 2026. Tăng trưởng việc làm 4% nhanh hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề.

Bạn sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn ở các hãng hàng không khu vực hoặc giá rẻ hoặc trong lĩnh vực hàng không thông thường bởi vì dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong các phân đoạn kinh doanh này. Cạnh tranh tại các hãng hàng không lớn sẽ mạnh mẽ. Phi công có số lượng chuyến bay và giờ làm việc lớn nhất sẽ có nhiều lợi thế.

Các nhiệm vụ phi công phải làm trong từ lúc chuẩn bị cho đến khi máy bay hạ cánh an toàn

Thực hiện kiểm tra an toàn máy bay trước và sau chuyến bay

Chọn đường bay an toàn và hiệu quả

Xác định nguy cơ rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra

Tuyệt đối tuân thủ qui định an toàn bay

Giữ liên lạc thường xuyên với các cơ quan không lưu

Đảm bảo an toàn và thoải mái cho hành khách, phi hành đoàn và máy bay

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Đôi nét về nghề Phi Công

Sơ lược đôi nét về nghề Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không làm công việc phục vụ hành khách và hỗ trợ an ninh trong trường hợp khẩn cấp. Tiếp viên hàng không được ví như “đại sứ du lịch” truyền bá văn hóa đất nước mình ra thế giới.

Nghề tiếp viên hàng không. Ảnh fastcompany.com

Nhiệm vụ tiếp viên hàng không

-Theo dõi điều kiện an toàn, an ninh, trang thiết bị máy bay từ trên mặt đất và trong suốt chuyến bay.

-Giải thích tất cả các thiết bị an toàn, hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp an toàn cho hành khách.

-Phục vụ đồ uống, đồ ăn; cung cấp dịch vụ khách sạn

-Hướng dẫn đặt hành lý xách tay lên ngăn chứa đồ ở phía trên và hỗ trợ họ ngồi đúng vị trí của mình.

-Giúp đỡ trường hợp khách hàng đặc biệt như trẻ em, người già, người khuyết tật.

-Ứng phó tình huống đau ốm, thai sản.

Chương trình huấn luyện và cấp chứng nhận

-Bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng nhiều hãng hàng không vẫn ưu tiên tuyển dụng ứng viên có bằng đại học.

-Cơ quan quản lý hàng không quốc gia quy định tuổi tiếp viên hàng không từ 18 tuổi trở lên nhưng nhà tuyển dụng thường thuê người có kinh nghiệm.

-Xác minh lý lịch nhân thân của bạn và gia đình trong thời gian 10 năm, bạn chưa từng đi tù, không nghiện ma túy hoặc nghiện rượu.

-Tiếp viên hàng không có chiều cao từ 1m60 đến 1m80 (không đi giày cao gót) để thuận tiện sắp xếp hành lý trên giá cao. Thị lực điều chỉnh 20/40 hoặc có thị lực tốt hơn. Bề ngoài gọn gàng, sạch sẽ, thân hình cân đối.

-Đào tạo chuyên môn tiếp viên hàng không từ 3-6 tháng, bạn sẽ thi để lấy chứng nhận từ cơ quan quản lý hàng không quốc gia (FAA).

Những kỹ năng và năng lực cần có của tiếp viên hàng không

-Định hướng dịch vụ:  Tiếp viên chú ý đến nhu cầu hành khách.

-Kỹ năng giao tiếp: Khả năng đồng cảm, thuyết phục và phối hợp hành động của bạn với những người khác, sẽ giúp bạn tương tác tốt với khách hàng, phi công và đồng nghiệp.

-Lắng nghe chủ động: Hiểu và phản ứng linh hoạt yêu cầu khách hàng

-Giao tiếp rõ ràng: Vì sự an toàn là mối quan tâm chính của bạn, bạn truyền đạt rõ ràng các hướng dẫn cho hành khách và phi hành đoàn.

-Tư duy phản biện: Bạn giỏi làm chủ cảm xúc bản thân, mỉm cười, giải thích với hành khách khi họ phàn nàn về dịch vụ trên chuyến bay.

Triển vọng việc làm

Nhu cầu tuyển dụng tiếp viên hàng không tiếp tục tăng, nhưng tiêu chuẩn tuyển chọn sẽ khắc khe, mức động cạnh tranh giữa các hãng hàng không ngày càng khốc liệt.

Môi trường làm việc

Các hãng hàng không sử dụng nhiều tiếp viên hàng không, một số làm việc cho các tập đoàn hoặc công ty thuê chuyến bay. Tiếp viên hàng không dành phần lớn thời gian làm việc trong khoang máy bay và họ thường tương tác với những khách hàng khó tính, xử lý nhiễu loạn không khí, tuân thủ và triển khai nhiều biện pháp an toàn, phục vụ thức ăn, đồ uống.

Thời gian đầu làm việc bạn có thể chưa được quyền lựa chọn tuyến bay yêu thích. Sau thời gian làm việc có kinh nghiệm bạn sẽ được ưu tiên chọn tuyến bay. Làm tiếp viên bạn được đi nhiều nơi để mở rộng tầm mắt, mua hàng giảm giá, lưu trú khách sạn sang trọng, công ty có chính sách phúc lợi cho nhân viên có nhiều đóng góp. Tuy nhiên làm tiếp viên hàng không bạn sẽ phải di chuyển liên tục, thường vắng nhà dịp cuối tuần, buổi tối, ngày lễ; bạn học cách tự chăm sóc bản thân, vượt qua áp lực công việc và hoàn thành nhiệm vụ.

Read Moreby BJvn4536Chức năng bình luận bị tắt ở Sơ lược đôi nét về nghề Tiếp viên hàng không