Ngành tiếp thị là tập hợp nhiều chuyên ngành nhỏ như: Nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, chương trình khuyến mãi, quảng cáo, quản lý thương hiệu,… Tiếp thị thường được ví von như cây cầu nối giữa phát triển sản phẩm và bán hàng. Họ “chuyên xài tiền công ty” nhưng một công ty muốn xử lý khủng hoảng truyền thông, hay nâng cao doanh thu bán sản phẩm, muốn khách hàng nhận diện thương hiệu thì đều cần đến bàn tay “phù thủy tiếp thị”
1. Nghiên cứu thị trường
Công việc chủ yếu bộ phận nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin khách hàng, thói quen mua hàng, giới tính, khu vực địa lý, mong muốn của người mua hàng,… Thường để tổng hợp số liệu các nhân viên nghiên cứu thị trường sẽ sử dụng kênh online và offline để điều tra thu thập số liệu rồi họ tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đưa ra dự báo.
* Kỹ năng cần có:
-Nhân viên nghiên cứu thị trường làm việc với số liệu nên đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác
-Có khả năng làm việc độc lập, có óc phân tích, mạnh mẽ, không ngại tiếp xúc người lạ, thích đi “xê dịch”
-Kỹ năng soạn thảo văn bản, giỏi thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh, lời nói rõ ràng, dễ nghe là lợi thế.
-Tinh thần cầu tiến, vì bạn khảo sát nhiều lĩnh vực mà mình không am hiểu nên bạn phải tự tìm tài liệu nghiên cứu, tham dự các khóa học về tâm lý học, xã hội học,… Chịu khó mở rộng tầm hiểu biết vì ngày kiến thức thay đổi từng ngày bạn cần cập nhật kiến thức liên tục mới theo kịp xu thế.
-Thường xuyên làm việc ngoài giờ, vượt qua áp lực công việc mà cấp trên giao.
* Các vị trí công việc nghiên cứu thị trường:
– Giám đốc nghiên cứu thị trường
– Quản lý nghiên cứu thị trường
– Giám sát nghiên cứu thị trường
– Nhà phân tích thị trường
2. Quản lý thương hiệu
Nhiệm vụ chính của bộ phận quản lý thương hiệu là hoạch định chiến lược xâm nhập thị trường; phân tích xu hướng thị trường, đưa ra dự đoán chính xác nhóm khách hàng mục tiêu; lên ý tưởng độc đáo cho chiến dịch truyền thông thương hiệu; dự báo và đưa ra giải pháp xử lý rủi ro có thể xảy ra; theo dõi mọi diễn biến các chiến dịch PR của công ty đối thủ; tổng hợp và báo cáo kết quả từng chiến dịch cho quản lý.
* Kỹ năng cần có:
– Am hiểu lĩnh vực kinh doanh
– Có kỹ năng tư duy chiến lược
– Giỏi kỹ năng đàm phán, thương lượng
– Có kinh nghiệm quản lý rủi ro
– Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
– Thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh là bắt buộc)
* Các vị trí công việc quản lý thương hiệu:
– Giám đốc thương hiệu
– Giám đốc sản xuất
– Giám đốc phát triển sản phẩm
3. Quảng cáo
Nếu bạn quyết định rằng quảng cáo là con đường sự nghiệp mà mình muốn theo đuổi bạn sẽ thấy rằng các nhà quảng cáo làm việc với tất cả các khía cạnh của tiếp thị từ chiến lược đến triển khai thực hiện cụ thể các chiến lược.
Họ làm hầu hết các công việc ở mảng kinh doanh của quảng cáo bao gồm Quản lý tài khoản, hoạch định chiến lược quảng cáo, đàm phán đối tác mua các gói quảng cáo.
Người quản lý thương hiệu hoạt động như là người liên lạc giữa các phòng ban khác nhau và khách hàng. Nhiệm vụ của họ là quản lý việc thực hiện quảng cáo bằng cách đảm bảo rằng chúng được tạo ra trong lịch trình và ngân sách đã được phân bổ.
Các nhà hoạch định thương hiệu tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng. Công việc của họ là tiến hành nghiên cứu về nhân khẩu học của người tiêu dùng. Họ sử dụng nghiên cứu để tìm hiểu điều gì thúc đẩy hành vi của họ trên thị trường.
Các công việc quảng cáo được tìm thấy trong các cơ quan quảng cáo, các tổ chức truyền thông, các bộ phận quảng cáo trong các công ty kinh doanh, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty nghiên cứu tiếp thị. Bốn lộ trình nghề nghiệp chính trong quảng cáo là quản lý tài khoản, sáng tạo, phương tiện truyền thông và nghiên cứu.
Bốn con đường sự nghiệp lớn trong ngành quảng cáo là quản lý tài khoản, sáng tạo, truyền thông, và nghiên cứu.
* Kỹ năng cần có:
– Thấu hiểu tâm lý con người
– Quản lý thời gian
– Làm việc nhóm
– Óc sáng tạo
– Kỹ năng ra quyết định
* Các vị trí công việc quảng cáo:
-Giám đốc kinh doanh dịch vụ quảng cáo
-Giám đốc điều hành doanh nghiệp quảng cáo
-Nhà hoạch định tài khoản
-Giám đốc truyền thông
-Điều phối viên truyền thông
4.Chương trình khuyến mãi
Không có gì lạ khi tìm thấy một nhóm quảng cáo chuyên nghiệp trong các công ty tiếp thị. Nhóm này phụ trách việc sáng tạo, tổ chức chương trình quảng cáo để kích thích người mua với các ưu đãi như giảm giá đặc biệt, phiếu giảm giá, mẫu, quà tặng khi mua, giảm giá và rút thăm trúng thưởng. Để quảng bá các chương trình này, nhóm quảng cáo sẽ thường sử dụng email, tiếp thị qua điện thoại, dán quảng cáo trong cửa hàng, rạp chiếu phim, quán ăn,…
* Kỹ năng cần có:
-Kỹ năng giao tiếp tốt
-Tính sáng tạo
-Làm việc nhóm
-Tính tháo vát, nhanh nhẹn, hướng ngoại là ưu điểm
-Kỹ năng thuyết trình
-Kỹ năng tổ chức, quản lý hiệu quả.
* Các vị trí công việc khuyến mãi:
-Giám đốc chương trình khuyến mãi
-Trợ lý khuyến mãi
-Quan hệ công chúng
5. Quan hệ công chúng
Công việc chủ yếu của bộ phận Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Họ được coi là người phát ngôn của công ty. Họ sẽ thường viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới hoặc để thông báo cho cộng đồng đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh , kết quả tài chính hoặc tin tức khác của công ty. Nếu họ dựa trên quan hệ truyền thông, họ sẽ dành thời gian để trả lời các câu hỏi từ nhà báo hoặc bình luận của truyền thông.
* Kỹ năng cần có:
-Kỹ năng sáng tạo
-Am hiểu truyền thông xã hội
-Kỹ năng quản lý thời gian
-Giao tiếp lời nói, email tốt
-Kỹ năng thuyết trình và trả lời phỏng vấn tốt
-Tự học tập nâng cao kiến thức chuyên môn
*Các vị trí công việc quan hệ công chúng:
– Trưởng phòng quan hệ công chúng
-Quan hệ truyền thông
-Giảng viên quan hệ công chúng
-Tư vấn quan hệ công chúng