Ngành kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư chuyên thiết kế tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm, nhà ở, khu căn hộ, công viên giải trí, nhà máy,…Ngoài việc đảm bảo yếu tố mỹ quan, công trình kiến trúc còn phải đảm bảo tính tiện ích sử dụng, an toàn, thân thiện môi trường, phù hợp không gian đô thị,…

Thời gian kiến trúc sư làm việc trong văn phòng, họ phác thảo kiến trúc, lên kế hoạch, dự toán chi phí, xin giấy phép xây dựng, hỗ trợ khách hàng thỏa thuận với nhà thầu, thị sát công trường nhằm kiểm tra tiến độ và chất lượng các hạng mục có đúng như thiết kế hay không.

Nghề kiến trúc sư. Ảnh ncarb.org

*Nhiệm vụ và trách nhiệm của kiến ​​trúc sư

-Định hướng, triển khai các dự án thiết kế

-Chuẩn bị bản vẽ chi tiết, thông số kỹ thuật, tài liệu xây dựng

-Thiết kế kiến trúc, lập hồ sơ dự án

-Trao đổi ​​khách hàng để nắm bắt yêu cầu và khắc phục những điểm bất đồng

– Đăng ký thủ tục hành chính và quản lý giấy tờ liên quan công trình.

-Làm việc với các nhà thầu chính, nhà thầu phụ, công ty cung cấp vật tư,…

-Giải quyết các vấn đề thiết kế phức tạp với các giải pháp sáng tạo và thực tế

-Xử lý vướng mắc liên quan đến bản thiết kế kiến trúc và thi công hiện trường.

-Thay đổi kế hoạch thiết kế, thi công công trình khi khách hàng phát sinh vấn đề ngoài ý muốn.

Kiến trúc sư bắt đầu thiết kế một dự án ở giai đoạn phác thảo. Đầu tiên họ gặp khách hàng để xác định các yêu cầu của họ cho dự án. Khi xác định kế hoạch thiết kế, các kiến ​​trúc sư phải xem xét các hạng mục khác như địa điểm, môi trường, văn hóa và lịch sử, phải tuân theo các quy định quy hoạch địa phương. Kiến trúc sư cũng cần xem xét loại vật liệu xây dựng để sử dụng phù hợp với yêu cầu của khách hàng cũng như ngân sách dự án.

Khi bắt đầu triển khai dự án, kiến ​​trúc sư sẽ tham khảo ý kiến ​​của khách hàng, nhà thầu, kỹ sư và các thành viên chủ chốt khác để đảm bảo rằng các vấn đề chi tiết như thông gió, thiết kế cửa, thang máy, trang trí nội thất, điều hòa không khí,… đều phù hợp với thiết kế ban đầu, đảm bảo tính khả thi và đúng như mong muốn khách hàng.

*Giáo dục, Đào tạo & Chứng nhận

Bạn thi tuyển vào các trường đại học kiến trúc và trải qua 5 năm học tập rồi thi tốt nghiệp để lấy tấm bằng cử nhân kiến trúc. Tiếp đến bạn cần học và thi chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư.

-Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hạng I: Có trình độ đại học, thời gian hành nghề 7 năm liên tục nghề kiến trúc, đã từng chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra tối thiểu 2 công trình cấp II và 1 công trình cấp I trở lên.

– Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hạng II: Tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc, có kinh nghiệm hành nghề kiến trúc 5 năm liên tục, từng chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra ít nhất 5 công trình cấp III và 1 công trình cấp II trở lên.

– Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hạng sư III: Từng tốt nghiệp trung cấp thì phải có kinh nghiệm 5 năm công tác ngành kiến trúc; tốt nghiệp cao đẳng, đại học thì cần có kinh nghiệm làm việc 3 năm ngành kiến trúc. Ngoài ra bạn phải từng chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra ít nhất 3 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV.

*Kỹ năng & Năng lực Kiến trúc sư

Ngoài yếu tố chuyên môn bạn nên có một vài kỹ năng mềm để hành nghề kiến trúc sư:

-Sáng tạo: Bạn có những ý tưởng độc đáo, gây ấn tượng khách hàng

-Trí tưởng tượng: Bạn cần có khả năng nhìn thấy, trong mắt bạn, những cấu trúc đó sẽ trông như thế nào khi chúng hoàn thành.

-Giao tiếp lời nói : Kỹ năng này sẽ cho phép người kiến trúc sư trình bày ý tưởng của mình với khách hàng và đồng nghiệp.

-Lắng nghe chủ động : Ngoài việc truyền đạt thông tin rõ ràng cho người khác, bạn phải có khả năng thấu hiểu những gì vấn đề người khác đang chia sẻ.

-Kỹ năng giải quyết vấn đề: Các vấn đề phát sinh trong hầu hết dự án xây dựng. Bạn phải có khả năng phán đoán vướng mắc nhanh chóng và xử lý chúng dứt điểm để giữ cho dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.

*Môi trường làm việc

Hầu hết kiến trúc sư làm việ ở các công ty kiến ​​trúc và kỹ thuật. Mặc dù bạn sẽ dành phần lớn thời gian để làm việc trong một văn phòng, bạn cũng có thể được đi du lịch, đôi khi ở rất xa, đến các công trường xây dựng.